Quy trình sản xuất đồ nội thất từ ván công nghiệp và máy móc thiết bị cần có
Quy trình sản xuất đồ nội thất từ ván công nghiệp gồm nhiều bước tạo thành bắt đầu từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu thô và các bước sơ chế ván gỗ, sơn đến hoàn thiện đóng gói sản phẩm cuối cùng.
Đồ nội thất bằng ván có các quy trình khác nhau do sự khác biệt về vật liệu bề mặt và hiệu ứng trang trí bề mặt. Bao gồm: đồ nội thất dán ván lạng bề mặt, đồ nội thất dán giấy bề mặt, đồ nội thất sơn trực tiếp bề mặt, đồ nội thất bằng tấm melamine và đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối, hoặc sản phẩm kết hợp giữa 2 hoặc nhiều loại trên. Quy trình chính bao gồm cắt, dán bề mặt, dán cạnh, gia công lỗ khoan, rãnh, đóng gói và lắp ráp.
Thiết kế bên ngoài, kết cấu, vật liệu của sản phẩm sẽ quyết định đến tính phức tạp hay đơn giản của quá trình sản xuất gia công, ví dụ như mặt ván đáy hộc tủ chỉ cần quy trình cắt là được, còn như tủ sàn rỗng tổ ong, một mặt ván phải cần gia công hơn 20 bước mới có thể hoàn thiện
Các yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất nội thất ván gỗ công nghiệp
Nguyên vật liệu, tài liệu quy trình, máy móc thiết bị, công nhân vận hành và hệ thống quản lý sản xuất và chất lượng tương ứng, trong đó việc cung cấp nguyên liệu thô đúng hạn kịp thời sẽ là điều kiện tiên quyết và cơ sở của toàn bộ quy trình, trong khi các tài liệu về quy trình là cơ sở hành động cho toàn bộ hoạt động quản lý và quy trình sản xuất., các tài liệu quy trình phải toàn diện và chi tiết.
Tài liệu sản xuất nội thất gỗ công nghiệp thường có: Bản vẽ kết xuất, bản vẽ 3D, bản vẽ các linh phụ kiện, bản vẽ gia công chi tiết, danh sách linh kiện ngũ kim, kế hoạch đóng gói, sơ đồ lắp đặt, danh sách nguyên vật liệu (BOM), lưu đồ quy trình gia công các bộ phận, sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm . Trong số đó, bản vẽ gia công chi tiết nên sử dụng kết hợp với sơ đồ quy trình gia công chi tiết và chạy đồng bộ với các sản phẩm linh kiện trên dây chuyền sản xuất mới có hiệu quả tốt nhất. Nội dung chính của bảng quy trình gia công chi tiết cần bao gồm các nội dung cơ bản như tên, kích thước, số lượng, nguyên liệu, lô, các mục cần chú ý, tiêu chuẩn kiểm tra đặc biệt, giờ làm việc, quy trình và số sê-ri. Thiết bị máy móc và người vận hành là 2 yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo gia công đạt hiệu quả.
Quy trình | Máy móc thiết bị | Quy trình gia công |
Khai liệu | Máy Cắt CNC hoặc máy cưa bàn trượt | -Ván lên xuống bằng phẳng, mỗi lần cắt không quá 3 lớp – Sự khác biệt giữa kích thước của tấm sau khi cưa bằng tay chênh lệch tối đa 2mm -Ván sau khi cắt nên được đặt ơ nơi khô ráo, mỗi kiện nên để khoảng 50 lớp, đồng thời ghi rõ thẻ quy trình |
Chà nhám | Máy chà nhám đai rộng | – Để chà nhám có độ dày cố định, vật liệu cốt lõi cần được cân bằng ở cả hai bên -Yêu cầu mỗi lần chà nhám bề mặt không quá 0.5mm – Khi chà nhám, vật liệu lõi phía trước và phía sau được yêu cầu phải được kết nối đầu cuối để cấp liệu liên tục |
Thoa keo | Thủ công hoặc máy con lăn | Lượng keo của vật liệu được dán cần được phủ đều trên bề mặt vật liệu. Không bị rò rỉ keo. Không có keo thừa tràn ở mép |
Nhóm phôi | Thao tác thủ công | Sớ ván và veneer chung hướng |
Ép keo | Máy ép lạnh hoặc máy ép nóng | Đặt tấm ván phôi vào máy ép, tang lực ép, ổn định lực ép,thả và xếp thành kiện |
Cắt ván | Máy cắt panel saw hoặc máy cắt cnc | Khi cắt tỉa tấm ốp, trước tiên hãy dùng cưa cắt rãnh ở mặt sau của tấm ốp để cắt bỏ các sợi ở mặt sau của tấm ốp để tránh bị sứt mẻ. |
Dán cạnh(phong biên) | Máy dán cạnh mini, máy dán cạnh đa chức năng | Các yêu cầu dán cạnh: liên kết chắc chắn, kín khít, bề mặt nhẵn, sạch, không có vết keo, đảm bảo độ chính xác của kích thước và hình dạng |
Gia công biên thành hình | Máy phay đứng, máy phay bàn quay, máy khắc phay | Máy phay đứng gia công tấm ốp yêu cầu khổ tương đối lớn. Máy phay quay có thể gia công tất cả các loại phôi cong nhiều hình dạng. Máy khắc phay có thể cắt rãnh và khắc |
Gia công lắp ráp | Máy khoan giàn nhiểu trục | Khoan giàn 32mm |
Chỉnh sửa bề mặt | Máy chà nhám dạng nằm và máy chà nhám dạng đứng | Chỉnh sửa làm bóng láng bề mặt |